Người Vô Sự
"Tuệ giác không phải là kiến thức khái niệm.
Tuệ giác có khả năng mang tới sống động và tư do trong giấy phút hiện tại. Kiến thức không làm được việc ấy."
Cuốn sách gồm hai phần chính: Phần "Lâm Tế Lục" và phần bình giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong đó, "Lâm Tế Lục" không phải là một tác phẩm do tổ Lạm Tế viết ra, mà là những lời dạy vào buổi chiều, gọi là Khai thị của Tổ, được đệ tử là pháp sư Tuệ Nhiên ghi chép lại. "Lâm Tế Lục" kêu gọi chúng ta trở về sống cuộc đời của chính chúng ta một cách đàng hoàng đích thực, đừng phí đời mình trong sự tìm kiếm, dù đó là tìm kiếm Niết Bàn, tìm kiếm chân tâm, tìm kiếm giác ngộ.
Tổ Lâm Tế là một người con có hiếu, và rất thông minh. Tổ xuất gia từ hồi còn nhỏ. Tổ đã được học rất nhiều kinh, luật và luận. Nhưng sau đó, Tổ thấy phong trào học Phật tuy rầm rộ, mà nhiều kẻ tu hành không đàng hoàng, chỉ lo kiếm danh, lợi và địa vị, cho nên Tổ chán và quyết định tu thiền để đạt tới sự chứng ngộ. Có lúc Tổ tuyên bố: "Tất cả những gì ta học trong kinh, luật, luận đều vô ích. Làm sao cho mỗi giờ phút trong đời sống hàng ngày, ta sống được cho thật, đừng đánh mất cuộc đời trong sự tìm kiếm học hỏi." Phần lớn những người xuất gia thường đánh mất đời mình trong sự học hỏi, tìm kiếm.
Chúng ta nên nhớ rằng Lâm Tế Lục không phải là một tác phẩm do Tổ Lâm Tế viết ra. Tổ không có mục đích làm ra một tác phẩm. Đây là văn nói. Tổ chỉ dạy buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Những đoạn chúng ta đang học đây là nội dung những lời Tổ dạy vào buổi chiều cho nhiều người, gọi là Khai Thị. Đệ tử của Ngài là Pháp Sư Tuệ Nhiên đã ghi chép lại. Tiếc là thầy Tuệ Nhiên không ghi hôm nay là ngày mấy, lúc mấy giờ chiều, năm mấy. Chúng ta chỉ biết rằng Tổ nói những lời ấy vào buổi chiều, còn buổi sáng thì có những vấn đáp. Tổ thử xem chúng ta tu chứng tới đâu. Nếu tu chứng không đàng hoàng thì Ngài đánh. Lâm Tế Lục kêu gọi chúng ta trở về sống cuộc đời của chính ta một cách đàng hoàng đích thực mà đừng phí đời mình trong sự tìm kiếm, dù đó là tìm kiếm Niết Bàn, tìm kiếm chân tâm, tìm kiếm giác ngộ. Đọc Lâm Tế Lục chúng ta sẽ khám phá ra con người thật của thiền sư Lâm Tế ở trong ta, chứ không phải không.
Nguyên bản của Lâm Tế Lục bắt đầu bằng phần Đối Trị Căn Cơ. Nhưng chúng ta sẽ không bắt đầu bằng phần này mà bắt đầu bằng phần thứ hai, gọi là phần Khai Thị. Tại sao? Tại vì những người chưa biết gì về thiền, về phương pháp của Tổ mà bắt đầu bằng phần Đối Trị Căn cơ thì có thể cảm thấy bối rối, lạc lõng.
Khai Thị có nghĩa là chỉ bày, chỉ bày cho những thiền khách hoặc những đệ tử bằng những ngôn từ rất từ bi. Đọc Lâm Tế Lục, chúng ta sẽ thấy được đức từ bi lớn của Tổ. Có nhiều khi Tổ la mắng: "Bọn bay ngu quá, không có đủ niềm tin ở bản thân của mì", lời nói khá nặng, nhưng kỳ thực rất từ bi. Điều đó không khó hiểu gì cả. Nếu ta mở rộng lòng ra thì ta hiểu được tất cả những điều Tổ nói, không có gì là bí hiểm cả. Nó giống như:
'‘Ăn cơm đi!" "Dạ, ăn cơm xong rồi.", Vậy thì uống nước đi!" "Ngồi chơi đi!". Rất là đơn giản.
👉 Mua sách ngay cùng Vietbooks.com.au 🇦🇺
🚚 Australia Post $7.99 flat-rate shipping with tracking.
✅ Free Shipping for all orders from $150.
🇦🇺 Pick up Available at Green Valley, NSW, 2168 (by appointments only)
!